Báo cáo giám sát rừng Xuân Liên 2021

Báo cáo bao gồm ảnh chụp cây đã trồng, ảnh chụp cảnh quan rừng. Hàng năm, sẽ tiến hành chụp ảnh tại cùng vị trí, đồng thời đo lại sự phát triển của thực vật, tỷ lệ sống của cây, độ che phủ rừng… giúp bạn thấy được sự phát triển của cây rừng.

 

Người dân địa phương là lực lượng trồng rừng chủ chốt tại rừng Xuân Liên. Gaia và Khu Bảo tồn Thiên nhiên Xuân Liên sẽ tiếp tục giám sát việc thực hiện chăm sóc khu rừng trong 4 năm liên tiếp để đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng tốt và tỷ lệ sống của cây là 70-90% sau 4 năm.

Capture
Hoạt động phát thực bì chuẩn bị hiện trường trồng rừng đã được thực hiện từ 1/8 đến 10/8/2021

1. Tại sao cần trồng rừng Xuân Liên

Khu Bảo tồn Thiên nhiên Xuân là một trong 55 Khu Bảo tồn thiên nhiên của Việt Nam, có vai trò quan trọng, bảo vệ thượng nguồn Sông Chu, cung cấp nước sinh hoạt, tưới tiêu cho hàng chục triệu người dân ở hạ lưu.

Khu Bảo tồn Thiên nhiên Xuân Liên là nơi sinh sống của nhiều loài động thực vật quý hiếm như: Bò tót, Voọc xám, Vượn đen má trắng, Mang Roosevelt, Thông nàng, Sa mu và Pơ mu, Xá xị…

 

Dia hinh doi nui khien viec van chuyen cay trong va cham soc rung cung gap nhieu
Người dân gùi cây từ điểm tập kết đến nơi trồng rừng

Tại rừng Xuân Liên hiện nay, có khoảng 1.000 ha rừng nghèo kiệt, trước đây vốn là đất canh tác của người dân địa phương. Khi Khu Bảo tồn Thiên nhiên Xuân Liên được thành lập, người dân di cư ra ngoài, để lại các khu đất nương rẫy không có rừng. Khu Bảo tồn Thiên nhiên Xuân Liên đã bước đầu gây trồng cây rừng trên những vùng đất này. Tuy nhiên, trải qua 20 năm, đây vẫn là những khu rừng nghèo kiệt, ít loài.

Hoat dong trong rung da duoc tien hanh khan truong
Người dân khẩn trương đào hố trồng cây

Hoạt động trồng làm giàu rừng này nhằm hồi phục khu rừng bị nghèo kiệt, bằng các loài cây gỗ lớn, bản địa đa mục đích như cây gỗ, cây làm thức ăn cho động vật hoang dã, cây thuốc, nhằm giảm thiệt hại bão lũ, ứng phó với biến đổi khí hậu, cải thiện chất lượng không khí và năng xuất mùa vụ, đồng thời đóng góp vào Vườn thực vật quy mô lớn 150 ha – là môi trường giáo dục, nghiên cứu khoa học.

Mua vu trong rung giu vai tro rat quan trong trong san xuat lam nghiep
Hoạt động trồng rừng đã được tiến hành khẩn trương từ 15/8 đến 29/8/2021, bởi 10 người dân địa phương

2. Mục đích và kết quả đầu ra

  • 2.1 Mục đích

Trồng cây phục hồi rừng nghèo kiệt, nâng cao tính đa dạng sinh học, cải thiện giá trị sinh thái của rừng như: giữ nước, chống xói mòn, lọc sạch không khí, ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần cải thiện sức khỏe và đảm bảo năng suất mùa vụ, tạo nơi sinh sống cho các loài động vật hoang dã.

Trong rung Xuan Lien Gaia cung huong den xay dung vuon thuc vat tao dung bo suu tap go
Trồng rừng thay thế diện tích rừng trồng keo, nghèo loài, nhiều cây leo thân gỗ, cây bụi bằng các cây gỗ lớn bản địa
  • 2.2 Kết quả đầu ra

Trồng cây gỗ lớn, bản địa để phục hồi rừng nghèo kiệt, cải thiện giá trị sinh thái của rừng, phủ xanh đất trống, đồi trọc và mở rộng sinh cảnh sống cho các loài động vật hoang dã có trong Khu Bảo tồn Thiên nhiên Xuân Liên.

Chăm sóc, bảo vệ cây trồng đảm bảo tỷ lệ cây sống 75-90% sau 4 năm chăm sóc, trên 70% sau khi thành rừng.

Theo dõi sinh trưởng phát triển của các loài cây trồng.

Truyền thông nâng cao nhận thức của người dân địa phương và công chúng về hoạt động trồng rừng, bảo vệ rừng.

Van chuyen cay giong bang xe may vuot nhieu doan duong kho nham dam bao tien do trong rung
Vận chuyển cây giống bằng xe máy vượt nhiều đoạn đường khó, nhằm đảm bảo tiến độ trồng rừng

3. Thông tin về số cây giống đã trồng

Trong đợt trồng rừng vào tháng 8 vừa qua, đã có 16 loại cây giống được lựa chọn và trồng tại Xuân Liên, số lượng cụ thể như sau:

Nhiều nhất là Sưa, đã trồng được 1000 cây.

Tiếp đến là Vàng anh: 110 cây

Mỡ: 590 cây

Chò chỉ, Xoan rừng mỗi loại 400 cây

Sến trung: 100 cây

Cuối cùng là các loại cây: Giổi găng, Đinh thiết, Gáo vàng, Trám đen, Trám trắng, Đinh hương, Lát hoa, Vàng tâm, Nhội, Lõi thọ mỗi loại có 300 cây được trồng.

Voi nhieu nguoi dan toc Thai viec trong rung da tro thanh mot cong viec tang thu nhap
Khu rừng sẽ được chăm sóc và giám sát trong 4 năm tới bởi Gaia, Khu Bảo tồn Thiên nhiên Xuân Liên và người dân địa phương

4. Thông tin giám sát rừng

Nhằm đảm bảo giám sát chính xác tỷ lệ cây sống, sau khi trồng rừng khoảng 1-1,5 tháng, cây được giám sát theo các tâm giám sát chọn ngẫu nhiên trong khu rừng đã trồng. Tâm giám sát thường là một cây to, hoặc một cột mốc không thay đổi, đánh dấu bằng sơn và chọn hướng chuẩn. Mọi hoạt động giám sát đều bắt đầu từ hướng chuẩn và quay theo chiều kim đồng hồ.

  • 4.1 Giám sát phát triển cây

Mỗi tâm giám sát sẽ chọn ra khoảng 5 cây để giám sát kỹ hơn, bao gồm chụp ảnh, đo chiều cao, đường kính gốc cây. Cây sẽ được đánh số thứ tự từ 1 đến hết bắt đầu từ hướng chuẩn và đi theo chiều kim đồng hồ.

Việc chọn các tâm giám sát và cây giám sát sẽ đảm bảo cho cho tất cả 52 loài được trồng năm 2021 đều có ít nhất 01 cây được giám sát.

  • 4.2 Giám sát cảnh quan

Mỗi tâm giám sát sẽ chụp ảnh theo 4 hướng vuông góc nhau. Ảnh đầu tiên luôn là hướng chuẩn, tiếp theo là hướng vuông góc về bên phải, tính từ tâm giám sát, và tiếp tục đến hết 4 ảnh.

  • 4.3 Quy ước ghi ảnh và sơ đồ giám sát cây

V211-1-C1

– V211 là khu rừng tại Vườn Thực vật năm 2021, đợt trồng rừng 1.

– Ký tự sau dấu gạch là thứ tự tâm giám sát tại khu vực trồng rừng

– C là ký hiệu ảnh giám sát cây.

– Số ngay sau chữ C là ký hiệu số thứ tự cây giám sát.

  • 4.4 Quy ước ghi ảnh và sơ đồ giám sát cảnh quan

V211-1-R1

– Số 211 là Rừng Xuân Liên 2021 đợt trồng rừng 1.

– Ký tự sau dấu gạch là thứ tự tâm giám sát tại khu vực trồng rừng

– R là ký hiệu ảnh giám sát rừng.

– Số ngay sau chữ R là ký hiệu số thứ tự hướng giám sát.

  • Quy ước: Tất cả các ảnh đều được chụp theo hướng từ tâm giám sát đến cây giám sát, cách cây một khoảng giống nhau là 1,5 m, ống kính vuông góc mặt đất, camera cách mặt đất 80 cm.

 

bao cao trong rung Xuan Lien 1

Cảm ơn bạn vì đã tin tưởng cũng như đồng hành cùng BBtex mang cây xanh gởi trao về cho đất mẹ Xuân Liên. Thật hạnh phúc khi có thể nhìn những chồi non được ươm mầm và lớn lên.

 

BBtex sẽ tiếp tục cập nhật thông tin và hình ảnh về Xuân Liên. Để xem chi tiết những hình ảnh giám sát rừng được chụp lại, truy cập tại link:  bit.ly/baocaorungxuanlien0821



source https://bambootex.vn/bao-cao-giam-sat-rung-xuan-lien-2021/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Giới Thiệu Về BBTex

Tìm hiểu lịch sử hình thành chất liệu vải bamboo

Vì sao bạn cần chọn nơi sản xuất vải sợi tre có quy trình rõ ràng?